Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

"KHÔNG ĐI KHÓ NÓI THÀNH LỜI, ĐI RỒI MỚI THẤY.... THƯƠNG ĐỜI CÔNG NHÂN "


Revolution fist.jpg

"Giai cấp Công Nhân Việt Nam đang ở trong một giai đoạn tồi tệ nhất trong lịch sử, đó là chế độ độc tài Cộng sản. Ở đó mọi quyền lợi của con người bị che đậy và giảm thiểu tới mức tối đa, người Công Nhân cũng không là ngoại lệ. Mọi quyền lợi căn bản của người Công nhân đã bị nhà nước Cộng sản cướp mất thông qua hệ thống Công Đoàn nhà nước tay sai. Vì vậy nhiệm vụ của giai cấp Công Nhân Việt Nam hiện nay là đấu tranh với nhà nước Độc tài, đòi quyền được thành lập tổ chức Công Đoàn Độc lập. Đó là một tổ chức thực sự đại diện cho người Công Nhân, đấu tranh cho quyền lợi của họ. Từ đó mà người Công Nhân sẽ được độc lập - tự chủ mà không bị nhà nước kịp kẹp cũng như giới chủ bóc lột thậm tệ nữa." ( Huỳnh Công Đoàn )

"Bữa ăn đúng nghĩa nhét đầy bao tử, nuốt chứ không phải nhai, chỗ ở không khác “ổ chuột”, chỉ đủ khoảng trống ngả lưng sau một ngày làm việc cực nhọc với hàng chục thứ thiếu”, đó là cảnh sống của công nhân tại các khu công nghiệp ở Bình Dương, TP HCM, Đồng Nai.

Đây chính là nguyên nhân nhiều công nhân sau thời gian ổn định công việc vẫn bỏ về quê, làm nóng thêm chuỵên thiếu lao động tại các khu công nghiệp.

“Nhét” cho đầy bao tử!

Theo chị Nguyễn Thị Hường (công nhân công ty gỗ S.L, Bình Dương): 5 năm làm việc, bữa cơm nào tại công ty cũng “hoành tráng”, đầy đủ 3 món canh, mặn, xào. Tuy nhiên, canh thì  “toàn quốc”, món mặn đúng nghĩa mặn “điếc tai”, còn món  xào thì đại diện vài cọng rau, đủ để… đếm không nhầm.
“Nhưng anh em công nhân chỉ mong sao thức ăn đừng có mùi bất thường, cơm không sống, để “nhét” đầy được vô bao tử, chứ kiến nghị hoài cũng không cải thiện, thậm chí còn bị gây khó cho công việc”, chị Hường nói như mếu. 

                     
                     Công nhân phải tạm trú trong những khu nhà trọ tồn tàn. Ảnh: T. Tâm

Nhưng ăn không nổi cũng không còn cách nào khác, bởi qui định của doanh nghiệp cấm mang thức ăn, quà bánh vào công ty. Anh Xiêm (KCN Việt Nam - Singapore) chia sẻ: Mỗi ngày, anh phải ngụy trang chai nước mắm giống với chai thuốc bắc để “dặm” thêm trong buổi cơm trưa, chứ không thể nuốt nổi thứ nước tương đã bị chủ nhà ăn pha thêm nước… lạnh.

Bữa ăn này, theo nhẩm tính của công nhân, không ngon miệng bằng bữa cơm đáng giá 5.000 đồng/người mà chị em gom tiền nấu ăn ở phòng trọ. Để no và đủ sức cho cật lực tăng ca, tối về phòng trọ là mọi người phải bồi bổ với “đặc sản” của riêng công nhân: mì tôm, hủ tíu gõ. Chị N.T.Kiều (công ty may mặc Esquel), nói trong nước mắt: Ăn uống kham khổ, lương lại thấp, trong khi phải nuôi con nhỏ, mình đã vài lần xỉu trong giờ làm.

Nhắm mắt với chỗ nằm

Nằm sâu trong con đường đất đỏ (ấp Bình Giao) cạnh KCN Việt Hương, hàng chục dãy nhà trọ chật kín người, nhưng hầu hết là căn nhà vách gạch cũ, mái tôn, nền xi-măng  ẩm thấp. Mỗi người chỉ được 5m2  để ăn ở, ngủ nghỉ. Mùi xú uế đến nghẹt thở vì nhà vệ sinh công cộng với cửa sứt xẹo liền kề với khu nhà 20 phòng ở.

Vợ chồng anh Hải (công nhân may tại KCN Việt Nam- Singapore) thuê một phòng thấp tè, chắp vá từ những tấm ván và vài miếng tôn. Nơi trọ chật chội và lụp xụp này “ngốn” của anh chị 400.000 đồng/tháng mà được cho là may mắn. Bởi con hẻm đối diện, phòng nhỏ xíu, nhưng giá lại cao, và phải “nhét” đến 4, 5 người .

Chị Hạnh quê ở Vấp Lò, Đồng Tháp, dễ dãi: "Chỉ cần có chỗ ngả lưng để ngủ thôi. Ở đây tiền điện nước mỗi người hằng tháng phải đóng trên dưới 150.000 đồng, nếu thuê nhà đẹp hơn, làm sao “gồng” nổi khi lương quá thấp”.

Không những chỗ ở nhỏ hẹp, ẩm thấp, mà chủ nhà còn quy định hết sức “dã man”: có người thân đến thăm, dù chỉ ở 1- 2 ngày cũng đóng thêm 50.000 đồng. Một khu nhà trọ tại khu phố Bình Hòa, thị trấn Lái Thiêu thì treo nội quy: “Thêm một người ngoài đến phòng ở lại thì đóng ngay 10.000 đồng/ngày”.

Tố Tâm - Tây Đô

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét