Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Quyền lợi của người lao động VN là gì theo luật lđ quốc tế?

Revolution fist.jpg
"Giới Công Nhân Việt Nam cần gia tăng những vụ đình công có tổ chức để gây áp lực với nhà cầm quyền đòi quyền thành lập Nghiệp Đoàn Độc lập của riêng mình. Chỉ khi đó thì quyền lợi chính đáng của người lao động mới được bảo vệ, tiếng nói của Công nhân mới thực sự có sức mạnh. Khi tổ chức Công Đoàn Độc lập của giới Công Nhân Việt Nam đã được quốc tế thừa nhận, thì nhà cầm quyền hiện nay không còn có thể bưng bít sự thật và đàn áp thô bạo những đòi hỏi chính đáng của người lao động được nữa." - Huỳnh Công Đoàn

TỔNG QUÁT VỀ LUẬT LAO ĐỘNG QUỐC TẾ

Luật lao động quốc tế gồm 187 Công Ước được các hội nghị quốc tế của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (International Labor Organisation) thông qua và được các quốc gia ký kết tôn trọng. Công Ước (Convention) là văn bản luật được một số lượng đông đảo các quốc gia trên thế giới cam kết thi hành. Hiệp Định Thư (Protocol) đính kèm theo các Công Ước là văn bản qui định thủ tục thi hành, cơ quan tài phán, hình thức chế tài trong trường hợp vi phạm, v.v… Cơ quan tài phán quốc tế của một Công Ước thường đưa ra những khuyến cáo (Recommendation) sau khi xem xét báo cáo thi hành của quốc gia thành viên.


Sau khi nghiên cứu, dưới đây UBBV tóm tắt những tài liệu nói trên thành 20 quyền chính, và giải thích 20 quyền này một cách dễ hiểu, dễ nhớ, ngắn gọn.

Thí dụ, Quyền Tự Do Công Đoàn dựa trên Công Ước ILO số 87, “Freedom of Association and Protection of the Right to Organise Convention, 1948”. Điểm chính nói rằng người lao động có quyền thành lập và hoạt động trong công đoàn độc lập, nhà nước không có quyền can dự.

        
                           

CÁCH DÙNG TRANG NÀY

 Dưới đây là 20 quyền chính. Mỗi quyền được tóm tắt bằng một tiêu đề và một vài đoạn ngắn.

Để tìm hiểu thêm, bạn hãy bấm vào tiêu đề của mỗi quyền, hoặc những chữ có gạch dưới. Một cửa sổ mới sẽ mở ra, có nguyên văn tiếng Anh của (những) Công Ước.

Thường thì mỗi Công Ước khá dài. Một số đoạn chính được in chữ đậm.

•QUYỀN CÔNG ĐOÀN ĐỘC LẬP

 Chúng ta có quyền lập công đoàn độc lập và gia nhập, ứng cử, và bầu cử. Nhà nước không được can thiệp.

Không ai được quyền đuổi chúng ta chỉ vì ta là thành viên công đoàn hoặc hoạt động cho công đoàn, hoặc cho việc với điều kiện không vào công đoàn.

Nếu làm nghề nông, dù ăn lương hay tự làm chủ, cũng có những quyền nói trên.

Nếu là công chức, ta cũng có những quyền nói trên.

Chúng ta có quyền dùng công đoàn của mình để thương lượng tập thể với chủ nhân về lương bổng và điều kiện làm việc, thay vì mỗi người lao động thương lượng với chủ.


 •QUYỀN KHÔNG BỊ ÉP LÀM VIỆC KHÔNG LƯƠNG

 Không ai được quyền ép chúng ta làm việc không lương. Nhà nước có bổn phận ngăn chặn và nghiêm trị.

 •QUYỀN NAM NỮ ĂN LƯƠNG BẰNG NHAU

 Nam và nữ làm việc giống nhau, phải được lương giống nhau.

 •QUYỀN KHÔNG BỊ PHÂN BIỆT ĐỐI XỨ

 Không ai có quyền phân biệt đối xử với chúng ta vì giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị, thành phần xã hội, hay chủng tộc.

 •QUYỀN KHÔNG BỊ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ NẾU CÓ CON CÁI

 Không ai có quyền phân biệt đối xử chỉ vì chúng ta có con nhỏ. Ngoài ra, khi có điều kiện, chủ nhân nên thu xếp việc làm để ta có thể quân bình giữa bổn phận làm cha mẹ và bổn phận lao động.

 •QUYỀN ĐƯỢC GIÚP ĐỠ VÀ CÓ VIỆC LÀM THÍCH HỢP NẾU BỊNH TẬT

 Nếu bị thương, bị tật, hay bị bịnh, chúng ta có quyền được giúp đỡ để phục hồi sức khoẻ, và được làm loại việc phù hợp với khả năng.

 •QUYỀN ĐƯỢC HUẤN LUYỆN CÓ ĂN LƯƠNG

 Chúng ta có quyền được ăn lương khi đang huấn nghệ hay tham dự các khoá học liên quan đến công đoàn, ngành nghề, hay nhu cầu chung của con người.

 •QUYỀN KHÔNG BỊ ĐUỔI VIỆC PHI LÝ

 Chúng ta có quyền không bị đuổi việc phi lý, thí dụ như vì là thành viên hay hoạt động cho công đoàn độc lập; nộp đơn kiện chủ; làm nhân chứng để kiện chủ; nghỉ để sanh con và nuôi hài nhi; hay vì những lý do liên quan đến quan điểm chính trị, niềm tin tôn giáo, giới tính, tình trạng hôn nhân; v.v.

 •QUYỀN ĐƯỢC TRẢ LƯƠNG BẰNG TIỀN

 Chúng ta có quyền được trả lương bằng tiền chứ không bằng những hình thức khác như thực phẩm, phiếu để đổi lấy đồ, v.v.

 •QUYỀN ĂN LƯƠNG TRÊN HOẶC BẰNG MỨC TỐI THIỂU

 Chúng ta có quyền được ăn lương bằng hoặc trên mức tối thiểu. Khi quy định mức lương tối thiểu, nhà nước phải xét đến nhiều yếu tố, trong đó có nhu cầu sống còn của người lao động.

 •QUYỀN ĐƯỢC TRẢ LƯƠNG NẾU CHỦ SẬP TIỆM

 Nếu chủ nhân dẹp tiệm vì thua lỗ hay lừa gạt, chúng ta có quyền được trả ít nhất là 3 tháng lương sau khi bán tài sản của chủ để lại. Nếu chủ nhân không chỉ nợ nhân viên mà còn nợ người khác, thì nhân viên phải được ưu tiên cao hơn.

 •QUYỀN ĐƯỢC NGHỈ ÍT NHẤT NGUYÊN 1 NGÀY MỖI TUẦN

 Chúng ta có quyền được nghỉ ít nhất 24 tiếng đồng hồ liên tục trong mỗi 7 ngày.

 •QUYỀN ĐƯỢC QUYỀN LỢI TƯƠNG ĐƯƠNG, NẾU LÀM VIỆC BÁN THỜI

 Nếu làm việc bán thời (tức là ít hơn 40 tiếng/tuần), ta phải được quyền tương đương với người làm việc toàn thời, như: quyền có cùng mức lương mỗi tiếng; quyền tham gia hay hoạt động cho công đoàn độc lập; quyền về sức khoẻ và an toàn thân thể; quyền được một số ngày nghỉ bịnh mỗi năm; quyền không bị đuổi việc phi lý, v.v.

 •QUYỀN LÀM KHÔNG QUÁ 40 TIẾNG / TUẦN

 Chúng ta có quyền có tuần làm việc căn bản là 40 tiếng. Nếu làm thêm thì mức lương mỗi tiếng phải cao hơn.

 •QUYỀN NẾU LÀM CA ĐÊM

 Nếu làm ca đêm, chúng ta có quyền được ăn mức lương mỗi tiếng cao hơn, được chăm lo về sức khoẻ và an toàn (nhất là phụ nữ có thai), và được cơ hội lên chức.

 •QUYỀN AN TOÀN LAO ĐỘNG

 Chủ nhân phải ngăn ngừa nguy hiểm cho chúng ta từ chất hóa học, ô nhiễm không khí, tiếng động quá ồn, máy móc quá rung, những gì gây ra ung thư, chất phế thải, hoặc nơi làm việc quá dơ bẩn.
 •QUYỀN ĐƯỢC BỒI THƯỜNG NẾU CÓ TAI NẠN

 Chúng ta (hoặc thân nhân còn sống) có quyền được bồi thường thoả đáng nếu tai nạn nơi làm việc gây thương tật hoặc làm thiệt mạng, dù lỗi của bất cứ ai.

 •QUYỀN ĐƯỢC NGHỈ BỊNH VÀ CHỮA BỊNH

 Chúng ta có quyền được một số ngày nghỉ trong năm để nghỉ nếu bị bịnh. Chúng ta có quyền đóng bảo hiểm để được chữa bịnh.

 •QUYỀN PHỤ NỮ MANG THAI HOẶC CHO CON BÚ SỮA MẸ

 Nếu là phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú sữa mẹ, chúng ta có quyền được làm loại việc thích hợp không nguy hại cho mẹ con.

 •QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU

 Nếu chúng ta xuất khẩu lao động, nhà nước có bổn phận phải cung cấp cho chúng ta đầy đủ tin tức dữ kiện để không bị lừa gạt.

 .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét