Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

"ĐEM CON BỎ CHỢ" LÀ BẢN CHẤT CỦA CỘNG SẢN :Ám ảnh đời thuyền viên

Revolution fist.jpg


Chúng ta không thể để cho kẻ độc tài đè đầu cưỡi cổ nhân dân mình nhưng lại tự xưng là vinh quang, vĩ đại. Chúng ta không thể để kẻ độc tài cướp đi mọi giá trị về tinh thần và vật chất của người dân nhưng lại bắt họ phải ca ngợi chúng. Chúng ta không chấp nhận một nhà nước là kẻ thù không đội trời chung với nhân dân nhưng lại tự xưng là “Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”. Vì vậy, việc đấu tranh để xóa bỏ một chế độ nhà nước lừa đảo và cướp bóc là trách nhiệm của mọi người dân Việt Nam, là sự nghiệp của tất cả chúng ta.           
  
LTS: Đi xuất khẩu lao động để "đổi đời" là ước mơ của bao người Việt Nam nghèo khó. Và vì thế, họ sẵn sàng thế chấp nhà ở, ruộng đất để được xuất ngoại. Nhưng thực sự họ có thể đổi đời, có được cuộc sống đầy đủ hơn khi ra nước ngoài trở thành "nô lệ" của những công ty sử dụng lao động. Bài viết dưới đây đã phần nào nói ra nỗi cơ cực, khổ sở của những công nhân Việt làm việc trên các tàu đánh cá của Đài Loan.

Để có tiền gửi về cho gia đình, nhiều lao động phải làm việc cực khổ, thậm chí đánh đổi bằng cả tính mạng và sức khỏe

Theo những người ở các xã Cương Gián, Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh từng đi xuất khẩu lao động, làm đời thuyền viên là vất vả nhất.

                       

Người thân của anh Lê Văn Nông, ngụ xóm Linh Trung, xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh, đến nay vẫn chưa hết đau buồn vì cái chết của anh

Làm việc ngày đêm

Thuyền viên tàu câu cá ngừ của Hàn Quốc thường phải làm việc quần quật từ sáng hôm trước cho đến tối hôm sau. Do làm việc nặng nhọc nên nhiều người tận dụng 15 phút ăn cơm để chợp mắt thì bị cai tàu “dựng” dậy làm việc. Khi tàu vào đất liền, họ lại ra sức bốc cá lên bờ, lau rửa tàu rồi chuyển hàng xuống chuẩn bị cho chuyến ra khơi tiếp theo.

Khổ cực là thế nhưng so với những thuyền viên trên tàu đánh bắt san hô của Đài Loan thì những thuyền viên tàu cá ngừ còn “nhẹ nhàng” hơn. Anh Nguyễn Đức Hồng, ngụ xã Xuân Liên, cho biết: Trước khi lặn xuống độ sâu hàng trăm mét, ai cũng phải mang theo bên người tảng đá nặng đến gần trăm ký, đeo bình ô xy, lặn dưới nước gần chục giờ, có khi đi xa tàu hàng ngàn mét. Nguy hiểm nhất đối với những lao động này là vấp phải những tảng đá lớn dẫn đến chân tay bị đứt, chảy máu. Có nhiều khi gặp phải cá mập hay những loài cá chứa độc tố thì còn nguy hiểm đến tính mạng.

Anh Lê Thanh Tịnh, ngụ xóm Lâm Hải, xã Xuân Liên, cho biết hầu hết thuyền viên đều phải ký hợp đồng từ 2 đến 3 năm và do nhọc nhằn nên sau khi về nước, ít ai quay lại đi tiếp. Chính vì vậy, các chủ tàu thường bóc lột tối đa sức lao động của các anh.

Đòn roi, nhục hình

Ngoài làm việc khổ cực, không có thời gian nghỉ ngơi, thuyền viên còn thường xuyên bị những trận đòn chí tử từ những ông chủ và cai tàu. Mỗi tàu đánh cá của Hàn Quốc hay Đài Loan đều có một hoặc hai cai tàu. Họ là những tay sai đắc lực được chủ giao cho quyền giám sát lao động trên tàu. Mỗi khi các lao động trốn việc do lao động quá sức hoặc làm chậm là bị các cai đánh tới tấp. Anh Ngô Văn Lợi, ngụ xóm Nam Mới, xã Cương Gián, cho biết có lần đang lúi húi làm việc nhưng do tảng nước đá quá lớn, anh không khiêng nổi liền bị cai tàu đạp xuống nước. May nhờ trên tàu còn có thuyền viên Việt Nam nên anh được cứu.

Nhiều lao động đi trên tàu Yuh Sheng I cho biết đối với họ, thuyền trưởng là một hung thần, ám ảnh cả trong giấc ngủ bởi những trận đòn bằng dùi cui và gậy sắt. Hầu như ngày nào trên tàu cũng có một vài thuyền viên bị “ăn đòn”. Tuy nhiên, do đi theo con đường từ các công ty môi giới nên mỗi khi xảy ra sự việc, thuyền viên đều không biết kêu ai. Có thuyền viên điện về báo với gia đình, sau đó gia đình lên báo với công ty nhưng vẫn không được công ty đứng ra can thiệp. Cũng có nhiều trường hợp do quá khổ cực nên đã tìm mọi cách trốn lên bờ, tìm đến đại sứ quán hoặc cảnh sát địa phương nhờ giúp đỡ để tìm đường về nước.

Làm việc cực nhọc, bị đối xử tàn tệ nên không ít thuyền viên đã lâm trọng bệnh. Năm 2000, anh Nguyễn Văn Trí, ngụ xã Cương Gián, đi làm việc trên tàu cá Hàn Quốc. Suốt 5 tháng trên tàu, hầu như ngày nào anh cũng bị cai tàu đánh đập dã man, chịu không nổi, anh phải phá hợp đồng để về nước. Về đến nhà, mỗi khi làm việc nặng, anh lại nôn ra máu. “Dù biết phá hợp đồng về nước là mất trắng hơn 100 triệu đồng nhưng cũng phải về để giữ lấy tính mạng” - anh Trí tâm sự.

Chết giữa biển khơi

Ngồi bên bàn thờ con, ông Trần Văn Hứa, ngụ xóm Linh Trù, xã Xuân Liên, rầu rĩ: “Do cuộc sống khó khăn, gia đình tôi đã cầm cố mọi thứ để con (anh Trần Văn Phú) đi xuất khẩu lao động, làm thuyền viên trên tàu Đài Loan. Chuyến thứ nhất đi được 3 năm, tiền lương chỉ được 1,8 triệu đồng/tháng. Đến chuyến tiếp theo, không ngờ nó đi mãi mãi không trở về”. Một thanh niên đi làm thuê trên tàu cùng với anh Phú cho biết anh Phú chết do rơi xuống biển khi tàu đang đánh cá ngoài khơi.

Anh Nguyễn Văn Hiền, ngụ xóm Lâm Vượng, xã Xuân Liên, cũng bị chết do tai nạn lao động khi đi đánh cá cho tàu Đài Loan. Câu chuyện đau lòng nhất là trường hợp của anh Lê Văn Nông, ngụ xóm Linh Trung, xã Xuân Liên. Nhiều thanh niên đi cùng tàu với anh Nông cho biết khi tàu đang câu cá tại vùng biển Nam Phi, do biển động, sóng dữ nên anh Nông bị rơi xuống  biển và bị cá mập tấn công. Anh ra đi khi nợ nần còn chồng chất và để lại 3 con nhỏ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét