Đặng Ái Quốc
… một đoàn 6 hay 7 người xăm xăm đi tới, tôi nghe tiếng “Tụi nó đâu rồi? Đi hết 1rồi hả?” Tôi quay lại xem, à thì ra trong nhóm đó có ông Nguyễn Văn Đua.
Tôi chỉ là một người dân bình thường đang sống và làm việc tại TP. HCM
Nói thiệt hồi giờ thì mình cũng hiểu về nhân quyền một cách nôn na là quyền của con người, quyền cơ bản của con người phải có được cho dù sống dưới chế độ nào đi chăng nữa, quyền con người là một sản phẩm văn minh tiến bộ của nhân loại cần phải được bảo vệ, bảo tồn và phát triển mãi mãi.
Nói như vậy chắc có nhiều bạn cười mình, nghĩ mình không biết sử dụng internet, nhưng xin lỗi mình là cử nhân công nghệ thông tin đó nha! Ai mà chẳng biết là không biết gì thì lên hỏi bác Google, nhưng thú thật thông tin nhiều nhưng mà không biết có tin cậy được không, với lại biết chấp vá vậy khó hình dung, khó nhớ và thậm chí có ai hỏi cũng không dám khẳng định điều mình hiểu vì sợ sai, định kiếm chổ dạy môn Nhân quyền nhưng tìm hoài không thấy chổ dạy.
Tình cờ lên mạng thấy có thông tin về hoạt động chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền diễn ra vào lúc 17 giờ 08/12/2013, tại mũi tàu Công viên 23/9 (đối diện vòng xoay Quách Thị Trang), tôi thấy mục đích của hoạt động này rất có ý nghĩa và cũng phù hợp với sự tò mò của tôi về nhân quyền nên tôi muốn đến để tìm hiểu xem thế nào mặc dù tôi biết thông tin này rất trễ 17h cùng ngày nhưng tôi vẫn quyết định đi, tôi đến nơi khoảng 18h.
Trước mặt tôi là một cảnh tượng rất lộn xộn, công an, cảnh sát giao thông, dân quân, dân phòng, những người mặt thường phục, những người mặt áo thun trắng có in biểu tượng hình chử W giống thư mời trên mạng. Tôi và những người hiếu kỳ khác cố tới nơi xem nhưng bị mấy anh công an bảo không nên vào nguy hiểm đó. Đứng ngoài quan sát một lúc tôi thấy những người mặt đồng phục màu trắng bị ép từ công viên sang bến xe buýt bên kia đường, tranh thủ lúc này tôi chạy theo hòa vào dòng Người nhân quyền.
Tôi đi với họ tới khu vực đón xe buýt đầu tiên. Công an, dân quân đứng dàn ra, trên tay họ có dùi cui, có người còn bọc súng bên người nên chúng tôi phải vô làn xe buýt ở giữa. Bên này xe chạy, bên kia xe chạy, đoàn người qua kịp thì đứng ở làn giữa những người không qua kịp bị kẹt lại bên kia.
Chưa kịp trấn tĩnh tôi và một số người bị trúng mắm tôm, mấy nhóm bên kia trúng đồ phóng uế ném từ 2 phía vào. Thấy chúng tôi bị trúng mắm tôm, đồ phóng uế chị mập mập mặt áo đen cảnh báo hãy để ý những người thanh niên đứng 2 bên kia họ là công an mặt thường phục đó, lúc này tôi để ý thấy họ ném bịch gì đó về phía chúng tôi, và lúc này tôi bắt đầu quan sát thấy có vài người chụp hình chạy tới, chạy lui cố ý chụp hình rõ mặt từng người đang đứng cùng làn xe buýt với tôi, tôi còn phát hiện thêm được những người công an mặt thường phục khác. Tôi thấy đoàn người Nhân quyền này bắt xe buýt để đi, tôi không biết họ sẽ đi đâu, về đâu. Nhìn lại tôi chỉ thấy còn mình tôi và một vài người tới đón xe buýt, tôi định quay ra chổ gởi xe để lấy xe về thì bắt gặp một đoàn 6 hay 7 người xăm xăm đi tới, tôi nghe tiếng “Tụi nó đâu rồi? Đi hết rồi hả?” Tôi quay lại xem, à thì ra trong nhóm đó có ông Nguyễn Văn Đua * (đừng thắc mắc vì sao tôi biết mặt ông này, đơn giản vì tôi cũng hay xem tivi thôi). Khi đó trong đầu tôi chợt nghĩ phải chi ổng ra sớm một tí để cùng chia mắm tôm và đồ phóng uế với những người Nhân quyền và tôi thì hay biết mấy.
Lúc đi tôi nghĩ tới đó mình sẽ có 1 chổ ngồi hoặc đứng để được nghe mọi người nói hay diễn thuyết về Nhân quyền và tôi cũng định đặt vài câu hỏi nhưng mọi thứ không như tôi suy nghĩ. Nhưng sau chuyến trãi nghiệm thực tế này đã giúp tôi tin những câu chuyện về mắm ruốt, đồ phóng uế, bị đánh đập… mà mọi người kể trên mạng trong những chuyến đi xuống đường vì chủ quyền đất liền, biển đảo, vì Nhân quyền – Dân chủ, vì sự tiến bộ của dân tộc Việt Nam. Tôi đã tin các bạn. Đi đâu nhớ rủ mình nha.
Nằm xuống định ngủ nhưng hình ảnh mắm tôm, đồ phóng uế làm tôi ấm ức quá nên ngồi dậy viết thêm một câu nữa: Tôi đến đó là muốn tìm hiểu về Nhân quyền, tôi muốn có Nhân quyền chứ tôi không muốn mắm tôm hay đồ phóng uế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét