Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Đói văn hóa giữa "rừng" công nghệ cao (Kỳ II)

Revolution fist.jpg
"Quyền lợi của người công nhân vẫn bị xâm phạm ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Người Công nhân không thể trông cậy vào Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam, họ cần phải đấu tranh để dành quyền tự do thành lập nên tổ chức Công đoàn của riêng họ, để bảo vệ cho quyền và lợi ích của chính họ” " (  Luật Sư Nguyễn Văn Đài )


Kỳ 2: “Đói”... cha truyền con nối

Khu công nghiệp (KCN) vừa và nhỏ Nhổn dường như là bộ mặt thu nhỏ của đời sống công nhân trên địa bàn Hà Nội. Tại đây, ngoài lượng lớn công nhân ở độ tuổi chưa lập gia đình, còn lại là các gia đình công nhân, cả vợ và chồng đều là công nhân của các nhà máy, xí nghiệp gần đấy. Anh Lê Thanh Bình và chị Trần Thị Vân, đều 31 tuổi, là công nhân trong KCN Nhổn, họ gặp nhau trong xưởng, lấy và gắn bó với nhau đã có một con gái, đang học lớp 2 cho biết: "Nhà trọ chật chội vì đồng lương ít ỏi. Chúng tôi thấy cháu thiệt thòi, không sinh hoạt các câu lạc bộ ở xã, phường như các cháu cùng tuổi. Về nhà, sách báo, tivi, intertnet không có, cháu thiệt thòi nhưng vì hoàn cảnh nên đành chịu".

Chung hoàn cảnh, chị Nguyễn Thị Hương lại gửi con trai 7 tuổi về quê từ năm nay. Chị Hương cho biết: "Việc tìm trường cho con khi trong hoàn cảnh ở trọ cũng đã quá sức vì ít tiền, không hộ khẩu nói gì đến chuyện con cái sinh hoạt văn hóa. Ngoài giờ ở lớp, về nhà cháu chỉ quanh quẩn trong xóm với mấy đứa trẻ khác chứ không biết đến đài, báo, tivi, truyện tranh...". Được biết, các con em công nhân ở KCN phải chịu chung hoàn cảnh với cha mẹ và hàng ngàn công nhân khác. Điều đáng lo ngại là chúng lớn lên trong điều kiện sinh hoạt khó khăn như vậy liệu có thoát khỏi cảnh thất học, mù văn hóa như cha mẹ chúng hay không. Vì theo điều tra, tỷ lệ công nhân từ 18 - 30 tuổi làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm đến trên 70%. Trình độ học vấn của họ không cao hơn so với mặt bằng chung. Và tất nhiên, không có điều kiện cải thiện đời sống tinh thần cho bản thân và con cái họ. Chủ yếu trình độ học vấn thấp, ít người học hết lớp 12. Với trình độ học vấn và tay nghề thực tế của những lao động trẻ Việt Nam, số làm những công việc đơn giản trong các dây chuyền may hay da giày là chủ yếu. Riêng trong ngành may gia công thì số công nhân nay được cho biết lên đến 2 triệu người.


                                  


                                     Bữa ăn của công nhân ở khu công nghiệp.

Gần đây, có những người lao động sau một thời gian làm việc cho một công ty, cơ xưởng nào đó mà họ có những điều không mấy hài lòng cũng đã tìm cách đến nơi khác để làm việc. Tình hình này diễn ra vào những thời điểm mà nhu cầu hoàn thành đơn hàng tăng cao. Đồng nghĩa với việc thay đổi công ty, vợ con họ cũng phải đi theo, môi trường học tập, sinh hoạt cũng thay đổi, có người thì bỏ về quê gửi con cái. Như vậy, lượng lao động lớn ở KCN đang gặp nhất nhiều khó khăn về việc tiếp nhận văn hóa tinh thần, nguy cơ có tình trạng "cha truyền con nối" này đang diễn ra tại các KCN ở Hà Nội mà đến nay chưa có cấp ban ngành nào đề ra biện pháp hạn chế việc tái mù tinh thần này.

Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay, công nhân trong khu vực Hà Nội tập trung ở Minh Khai, Mai Động (Hai Bà Trưng), Giáp Bát (Hoàng Mai), Kim Chung (Đông Anh)... Khi hỏi về ước mơ, khát vọng của công nhân, họ đều mong muốn được tham gia sinh hoạt, giao lưu để cải thiện đời sống tinh thần. Nhiều nữ công nhân tâm sự, vì không được giao lưu nên lo ế chồng...  Ông Nguyễn Xuân Chính, Trưởng ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội cho biết, chỉ riêng KCN Bắc Thăng Long đã có khoảng 5 vạn lao động, trong đó 90% là thanh niên. Tại KCN sẽ có các điểm làm đẹp, phòng cưới, phòng học nhảy, sân khấu ngoài trời, nhà văn hoá, thư viện... đáp ứng nhu cầu của công nhân. Thế nhưng dự án này cũng chỉ nằm trên giấy, nếu được như ông Chính nói thì quả là đáng mừng cho công nhân nơi đây.

Được biết, trong thời gian qua, Ban quản lý KCN và chế xuất và Thành đoàn Hà Nội sẽ phối hợp tổ chức các hoạt động cụ thể như tư vấn pháp luật, khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí, bán hàng giảm giá; tổ chức các sự kiện nghệ thuật, thể thao... Hai bên coi đây là chương trình thí điểm, thực hiện chủ yếu ở KCN Bắc Thăng Long, cùng rút kinh nghiệm, xây dựng đề án phối hợp giai đoạn 2012 -2015. Ban quản lý KCN và chế xuất Hà Nội vừa ký kết với Thành đoàn Hà Nội chương trình phối hợp chăm lo hỗ trợ đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, học tập của thanh niên công nhân giai đoạn 2010 -2012. Nhưng liệu với những dự án có ý nghĩa lớn lao đó, các bên có thực hiện tốt việc đã hứa hay không còn chưa biết. Thực tế thì nếu làm được, việc làm trên cũng chỉ đáp ứng được bộ phận nhỏ cho đời sống công nhân mang tính nhỏ lẻ. Còn đại đa số công nhân hiện nay vẫn sống ở mức kém về đời sống vật chất và tinh thần sẽ kéo dài đến bao giờ. Cảnh thuê nhà, thiếu sách báo, tivi, thiếu thông tin đang biến họ trở thành những người "đói văn hóa" ngay giữa những KCN, chế xuất luôn "vỗ ngực" đi đầu về công nghệ, kỹ thuật tiên tiến.
Phóng sự của Kim Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét