.
Chúng ta không thể để cho kẻ độc tài đè đầu cưỡi cổ nhân dân mình nhưng lại tự xưng là vinh quang, vĩ đại. Chúng ta không thể để kẻ độc tài cướp đi mọi giá trị về tinh thần và vật chất của người dân nhưng lại bắt họ phải ca ngợi chúng. Chúng ta không chấp nhận một nhà nước là kẻ thù không đội trời chung với nhân dân nhưng lại tự xưng là “Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”. Vì vậy, việc đấu tranh để xóa bỏ một chế độ nhà nước lừa đảo và cướp bóc là trách nhiệm của mọi người dân Việt Nam, là sự nghiệp của tất cả chúng ta.
Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh, đời sống công nhân đang gặp rất nhiều khó khăn. Họ đành ăn uống thiếu thốn, kham khổ, chấp nhận sống trong các khu nhà tạm bợ.
Không những thế, đời sống tinh thần của họ cũng vô cùng nghèo nàn, mong muốn có một gia đình êm ấm cho riêng mình với họ là một điều xa xỉ. Bao năm làm công nhân, họ chỉ biết làm bạn với nhà xưởng và 10m2 phòng trọ. Nhiều người không thể trụ vững với những khó khăn đã lao vào cờ bạc, đề đóm, mại dâm... Thực tại thì gian nan, còn tương lai thì mờ mịt. Mọi ngang trái đều có nguyên nhân chủ yếu từ chính đồng lương eo hẹp, trong khi giá cả các mặt hàng sinh hoạt đều tăng.
Nỗi buồn chuyện ăn, ở là nét chung trong đời sống của công nhân (CN) ở tại các KCN, KCX trên địa bàn TPHCM. Nguyên nhân chủ yếu do thu nhập của CN quá thấp không theo kịp giá cả các loại mặt hàng sinh hoạt.
Ăn uống thiếu chất
Mức lương bình quân hằng tháng của CN chưa đến 2 triệu đồng. Trong khi đó, giá các mặt hàng sinh hoạt thì tăng chóng mặt. Chính vì vậy mà CN phải thắt lưng buộc bụng, đi chợ chỉ toàn thấy mua mỗi rau, ai sang hơn thì có miếng đậu phụ. Chợ dành cho CN thường là tự phát, bán thức ăn giá rẻ, không được tươi ngon, không đảm bảo vệ sinh. Thực phẩm thịt cá bán cho CN chủ yếu là đồ thừa từ buổi trưa hoặc ướp lại mấy ngày.
Ghé chợ tự phát trên tỉnh lộ 43, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức đúng vào lúc CN tan ca. Chứng kiến cảnh CN đi chợ mới hiểu được họ ăn uống thiếu thốn như thế nào. Đa số đều ghé hàng rau, gian hàng thịt chỉ có vài người mua. Bạn Mỹ Linh - quê Thanh Hoá, làm tại Cty Fretrend thuộc KCX Linh Trung - Thủ Đức - cho biết: “Phòng em có 5 người, tính toán làm sao một bữa ăn chi trong vòng 15 ngàn đồng thôi, chủ yếu là mua rau muống, thêm hai lát đậu hũ chiên nữa là được”. CN ở đây ai cũng ăn uống thiếu thốn vậy cả - Linh nói thêm.
Tại một sạp bán thịt cạnh khu nhà trọ CN, chúng tôi cầm một miếng thịt lên xem thấy thịt đã bốc mùi hôi, ruồi muỗi bâu đầy. Chị Lan (chủ sạp thịt) thật tình nói: “CN ít ai ăn thịt lắm, mà có mua thì mua lát mỏng thôi. Thịt bán cho CN thường được ướp hàn the mấy ngày bán đi, bán lại miết mà không hết. CN ít tiền ăn thịt rẻ thì phải chịu thế thôi chứ sao giờ, mình cũng phải kiếm miếng cơm nữa chứ”. Anh Nguyễn Văn Việt (CN KCN Bình Chiểu) ngán ngẩm nói: “CN toàn ăn rau thôi, lâu lâu mới được ăn thịt, nhưng thịt bán cho mình cũng chỉ toàn thịt ôi đã chuyển mùi, biết thế nhưng mà cũng phải ăn”.
Chứng kiến bữa cơm tối của gia đình anh Đào Mạnh Linh - CN KCX Linh Trung - mới thật xót xa, nhà có 5 người mà thức ăn chỉ có đĩa rau muống luộc lấy nước làm canh và chén nước mắm thêm đĩa cá nục kho mặn ăn 3 ngày chưa hết. Anh Linh cho biết: “Làm thì vất vả mà ăn uống như thế này, không đủ chất nên sức khỏe yếu, đau ốm liên miên”.
Được biết CN các KCN, KCX được Cty hỗ trợ cơm vào buổi trưa, nếu CN nào tăng ca đến tối thì được hỗ trợ hai bữa. Nhưng CN đều than cơm CN ăn cho có để chống đói mà làm việc thôi chứ không nuốt nổi. Chị Nguyễn Thị Hà (CN may tại KCN Tân Bình) chia sẻ: “Ăn cơm mình nấu ít ra vẫn dễ nuốt hơn ăn cơm nhà máy. Mỗi suất cơm là 8.500 đồng, nhưng mùi cơm như bị mốc lại khô như ngói. Thức ăn vừa dở lại vừa dơ, thường xuyên xảy ra ngộ độc, nhưng do hoàn cảnh đành phải chịu”. Bạn Lan (ở cùng phòng với chị Hà) chán nản nói thêm: “Ai có ăn cơm CN, ở cùng CN thì mới hiểu được nỗi khổ của CN. Nhiều bữa chán quá, tôi phải nhịn đói, có ngày giấu đem theo gói mì tôm, trưa lén bảo vệ lấy ra ăn chống đói”.
Ở nhà tồi tàn
CN không chỉ thắt lưng buộc bụng trong việc ăn uống, mà họ còn phải gồng mình sống trong những khu nhà trọ tồi tàn, ẩm thấp. Các phòng trọ CN giá rẻ dao động 500 đến 600 ngàn đồng/phòng, ở từ 3-6 người, diện tích trung bình khoảng 10m2/phòng. Ông Minh - chủ dãy nhà trọ 30 phòng tại đường B2, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú - cho biết: “Dãy nhà này xây dựng cách đây hơn chục năm, toàn cho CN thuê, giá từ 600-700 ngàn, ở từ 2-3 người nếu thêm một người thì đóng thêm 50 ngàn đồng, thế nên hầu như các phòng ở đây đều ở từ 3-6 người/phòng”.
Chị Lê Thị Thùy Trang - quê ở Quảng Bình, làm công nhân tại KCN Tân Bình với mức lương cơ bản 1 triệu 300 ngàn đồng/tháng. Chị Trang cùng 4 người nữa thuê một căn phòng diện tích chưa đến 10m2, có gác với giá 700 ngàn đồng, gác dành cho hai em trai của chị Trang cũng làm tại KCN Tân Bình. Chị chia sẻ: “Biết là bất tiện khi nam, nữ ở chung, nhưng lương thấp, trong khi tiền sinh hoạt, tiền điện, nước, ăn uống cái gì cũng tăng chóng mặt, chị em tôi phải chấp nhận ở vậy để tiết kiệm, bình quân mỗi tháng, mỗi người chi khoảng cỡ 600-700 ngàn đồng thôi, còn dành dụm gửi về quê cho bố mẹ nuôi mấy đứa em nữa”.
Đã thế, CN còn phải đối mặt với việc tăng giá vô tội vạ của các chủ phòng trọ. Anh Huỳnh Đức Thạnh - quê Quảng Nam, làm việc tại Cty Decotex thuộc KCN Tân Bình, trọ tại dãy nhà trọ đường B2, phường Tây Thạnh - nói: “Ông chủ lâu lâu lại tăng thêm 50 ngàn đồng. Cách đây một năm phòng này chỉ có 500 ngàn đồng, nay lên 700 ngàn đồng/phòng”. Không những vậy, CN còn phải trả tiền điện giá cắt cổ, trung bình tiền điện các chủ nhà trọ thu từ 3.000 - 3.500 đồng/kWh. Giá này cao hơn hẳn giá quy định tính cho bậc cao nhất trong sử dụng điện sinh hoạt hiện nay (sử dụng từ 401kWh trở lên mới bắt đầu tính giá 1.790 đồng/kWh).
Tại dãy trọ hơn 20 phòng ở địa chỉ 101/8, đường CN 13, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú chỉ có một nhà vệ sinh, dơ dáy, bẩn thỉu kinh khủng. Chị Trần Thị Mỹ Thương chặc lưỡi nói: “Ở đây khổ nhất là chuyện đi vệ sinh, làm về tối lúc nào chúng tôi cũng phải xếp hàng chờ vào nhà vệ sinh. Nghe đâu tới đây chủ nhà sửa lại phòng tăng tiền từ 500 ngàn đồng lên 700 ngàn đồng, chắc tôi phải kiếm phòng khác để ở, đi làm xa một chút nhưng giá rẻ cũng được”.
Những khu nhà trọ cho CN thường không an toàn, hay có nạn trộm cắp vặt, chỉ sơ ý một tí là mất đồ. Anh Trần Duy Mạnh - CN KCN Tân Tạo, trọ tại dãy trọ 182 Trần Thanh Mại, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân - cho hay: “Ở đây phơi cái áo, cái quần, đôi giày không canh chừng là bị lấy trộm. Đồ đạc trong nhà cũng vậy”.
CN đa phần đều là người từ các vùng quê nghèo đổ về thành phố với hy vọng kiếm được công việc làm ăn ổn định, tích cóp dư ra gửi về quê giúp đỡ gia đình, nhưng thực tế thu nhập của CN chỉ đủ nuôi thân. Họ không chỉ thiếu vật chất, mà đời sống tinh thần của họ cũng chẳng khá hơn mấy.
Xem ra, giới công nhân sẽ còn bị bốc lột, đói khổ dài dài trong cái gọi là : " nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" mà họ áp dụng cho Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét