Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CHUYẾN ĐI TẦU VÀ ĐI MỸ CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG .

Thiện Ý

                   

Như vậy là chỉ sau hơn một tháng đi Tầu, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lại sẽ đi Mỹ vào ngày 25 -7-2013 tới đây. Mặc dầu chuyến đi Mỹ này nghe nói là đã được phía Việt Nam vận động từ cả năm nay, song việc Tòa Bạch Ốc loan báo lời mời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Mỹ chỉ trong một thời gian ngắn sau chuyến đi Tầu của Ông Sang cho thấy có một mục đích và ý nghĩa khác hơn mục đích và ý nghĩa chính thức được công bố và đang được nhiều người nói tới.

Bài việt này sẽ lần lượt trình bầy:

- Mục đích và ý nghĩa chính thức được công bố và đang được nhiều người nói tới là gì?

- Mục đích và ý nghĩa khác hơn đó là gì?

- Kết luận.

I/- MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CHÍNH THỨC ĐANG ĐƯỢC NÓI TỚI LÀ GÌ?



Theo thông báo của Tòa Bạch Ốc, tổng thống Obama sẽ thảo luận với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về phương cách củng cố hơn nữa quan hệ đối tác giữa hai nước trên các vấn đề khu vực và tăng cường hợp tác với ASEAN. Đồng thời tổng thống Obama nhân dịp này cũng sẽ thảo luận với nhà lãnh đạo hàng đầu Việt Nam về vấn đề nhân quyền và những thách thức đang nổi lên như biến đổi khí hậu, và tầm quan trọng của việc hoàn tất Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Theo các nhà quan sát bình giải, thì đây là chuyến thăm viếng chính thức và chắc chắn hai bên đã phải đồng ý được với nhau về nguyên tắc những gì sẽ ký kết ở tầm quốc gia và ở những mức độ nhỏ hơn kể cả các hợp đồng đầu tư và buôn bán.Các chủ đề chính trên nghị trình sẽ là thúc đẩy quan hệ thương mại mậu dịch và an ninh quốc phòng giữa hai nước và vấn đề nhân quyền sao cho không cản trở sự phát triển quan hệ an ninh và thương mại song phương.

1.- Về thương mại mậu dịch:

Việt Nam và Mỹ trong những năm gần đây đã đẩy mạnh quan hệ trong nhiều lĩnh vực.Mỹ hiện là bạn hàng thương mại số hai của Việt Nam, chỉ sau Tầu cộng. Nhưng khác với Tầu cộng, thặng dư thương mại nghiêng về phía Việt Nam. Năm 2012, con số này là 15.6 tỷ đôla.Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam.Thương mại hai chiều giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã tăng từ 1 tỷ đôla năm 2001 tới 26 tỷ vào năm ngoái.

Hai bên cũng đang gấp rút bàn thảo về việc Việt Nam đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong thời gian tới.

2.- Về an ninh quốc phòng:
. Thời gian gần đây, với tình hình ngày càng phức tạp trên Biển Đông và chính sách xoay chuyển về châu Á của Washington, Việt Nam và Hoa Kỳ cũng tăng cường quan hệ an ninh quốc phòng.

Gần nhất, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam là Tướng Đỗ Bá Tỵ thăm Mỹ trong nhiều ngày hồi tháng trước và Việt Nam mong muốn Mỹ sẽ hỗ trợ trong việc duy trì ổn định và hòa bình tại khu vực.Hà Nội và Washington cũng đang xem xét nâng quan hệ lên mức đối tác chiến lược.

3.- Về nhân quyền:

Thực tế, bề ngoài giữa Việt Nam và Mỹ còn tồn tại một số khác biệt, nhất là trong lĩnh vực nhân quyền(Bề trong hay là thực chất có đúng như vậy không lại là chuyện khác, chúng tôi sẽ trình bầy trong môt đề tài khác).Mặc dầu Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn hàng thứ nhì của Việt Nam sau Tầu cộng, và hai nước đã gia tăng các cuộc thảo luận giữa quân đội với quân đội trong vài năm gần đây. Nhưng Hà Nội và Washington tiếp tục tỏ ra bất đồng ý kiến với nhau về việc Hoa Kỳ phản đối những vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam. Do đó, chuyến đi Mỹ của ông Trương Tấn Sang lần này cũng gặp sự phản đối từ một số giới là lẽ đương nhiên.

Các nhóm vận động nhân quyền cho Việt Nam ở Mỹ chỉ trích ông Obama đã hợp tác ngày càng chặt chẽ với Hà Nội cho dù chưa có được bằng chứng cải thiện về nhân quyền và tự do tôn giáo.Trong năm qua, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt và bỏ tù hàng chục nhà hoạt động, blogger, những người mà chính phủ Mỹ coi là chỉ có hành động chỉ trích phế phán chế độ một cách ôn hòa. Những quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam gặp chỉ trích từ phía Quốc hội Mỹ, một số dân biểu chỉtrích chính quyền Obama không tỏ ra cứng rắn với Việt Nam trên vấn đề nhân quyền.

Trong cuộc điều trần vào tháng trước tại Quốc hội, một số quan chức chính quyền Mỹnhận định là tình hình nhân quyền ở Việt Nam đang xấu đi, với hơn 120 tù chính trị đang bịgiam giữ và chính quyền gia tăng ngăn chận thông tin trên mạng Internet.

Có lẽ trước những phản ứng bất lợi trên,vào đầu tuần qua, giới hữu trách Việt Nam đã đình hoãn vô thời hạn vụ xét xử luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân là một trong những nhà tranh đấu nhân quyền hoạt động tích cực nhất ở Việt Nam.

Giáo sư Carl Thayer môt chuyên gia nghiên cứu chiến lược nước Úc cho rằng việc hoãn lại vụ xét xử ông Quân có thể liên hệ tới chuyến đi của ông Sang. Ông nói "Việc hoãn lại vụ xét xử vào lúc này có thể có liên hệ tới chuyến công du của ông Sang. Tôi chỉ đoán vậy thôi. Sau đó thì phía Việt Nam sẽ có cơ hội để quyết định sẽ hành động như thế nào."
Vì vậy các nhà quan sát cho rằng các vấn đề thương mại và vụ tranh chấp biển Đông sẽ có trong nghị trình thảo luận ở Washington giữa ông Trương Tấn Sang và ông Barack Obama.Nhưng còn một vấn đề gai góc mà cả hai nhà lãnh đạo không ai có thế né tránh là vấn đề nhân quyền.

Theo đài BBC ghi nhận dư luận quốc tế về áp lực nhân quyền khi Ông Trương Tấn Sang tới Mỹ thì “...tại Mỹ các dân biểu đang tăng áp lực lên chính phủ đòi phải đề cập với phía Việt Nam về tình trạng nhân quyền, mà họ cho là đang xấu đi…”
Giáo sư Carle Thayer từ Canberra, cho rằng "nhân quyền phải là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Mỹ, nhưng không nên trở thành trọng tâm làm kìm hãm tiến bộ trong hợp tác ở những lĩnh vực khác".

Còn Giáo sư Jonathan London từ City University of Hong Kong thì cho rằng nhân quyền là một trong những rào cản trong quan hệ Việt-Mỹ. Vì vậy, theo Ông London thì Việt Nam cần có bước đột phá trong quan hệ với Hoa Kỳ, và để làm điều này thì Đảng CSVN phải có những đổi thay thực sự. Ông nói thay đổi hữu hiệu nhất mà lãnh đạo Việt Nam có thể làm là "cho phép toàn dân tham gia vào cuộc sống chính trị của đất nước một cách công bằng, chấm dứt đàn áp, và phát triển thể chế dân chủ ở trong nước"...”.

II/- MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA KHÁC HƠN LÀ GÌ?

Theo nhận định của chúng tôi và có lẽ cũng của nhiều người khác, chuyến đi Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thực hiện chỉ hơn một tháng sau khi đi Tầu là điều không bình thường, không phải là ngẫu nhiên mà có sự thỏa thuận, sắp xếp từ trước về thời khoảng và nghị trình giữa hai chuyến đi Tầu và Mỹ. Do đó, ngoài mục đích và ý nghĩa chính thức được công bố và nhiều người nói tới, còn có mục đích và nghĩa khác hơn đối với chính phủ Hoa Kỳ cũng như đối với đảng và nhà cầm quyền Việt cộng.
Đối với chính phủ Hoa Kỳ đồng ý tiếp người lãnh đạo hàng đầu của Việt cộng chỉ hơn một tháng sau khi ông này đến Bắc Kinh, là muốn chứng tỏ công cụ chiến lược mới trong vùng của mình là việt cộng vẫn nằm trong tầm tay lèo lái của Washington và Việt cộng vẫn cần đến sức mạnh đối trọng của Hoa Kỳ để gián chỉ tham vọng xâm lăng của Tầu cộng đối với Việt Nam nói riêng và các nước trong vùng Đông Nam Á nói chung.

Đối với đảng và nhà cầm quyền Việt cộng là thực hiện rõ nét “chủ trương và chính sách đi giây giữa Bắc Kinh và Washington” của đảng và nhà cầm quyền trong chế độ độc tài đảng trị hiện nay tại Việt Nam.

Bởi vì, trong hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay, đứng trước tham vọng xâm lược lãnh thổ và đồng hóa các dân tộc lân bang bằng sức mạnh của Tầu cộng, một nước lớn hùng mạnh, Việt Nam một nước nhỏ yếu thế, đảng cầm quyền độc tôn hiện nay tại Việt Nam đã phải chọn “sách” cuối cùng trong ba sách trị quốc của người xưa: “Thượng sách, Trung sách và hạ sách”.

1.- “Thượng sách”: là đương đầu trực tiếp chống lại, đập tan cuống vọng xâm lăng của Tầu cộng bằng sức mạnh thì không đủ sức, do tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Tầu cộng là không cân sức.

2.- “Trung sách”: là dựa hẳn vào Mỹ, một cường quốc hùng mạnh ngang ngửa với Tầu cộng, để được bảo vệ cũng không xong. Vì mối hiểm nguy nhãn tiền trong quá khứ: Tầu cộng có thể nổi giận“dạy cho Việt Nam một bài học” như đã từng làm hai lần vào năm 1979 và 1984-1989,gây tổn thất nặng nề nhân lực, tài lực, đã mất một phần đất của Việt Nam cho Tầu cộng, khi Việt cộng chọn Moscow là “Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa” của mình. Lúc đó Liên Xô chỉ đứng nhìn, không giám can thiệp dù biết rằng đó là hậu quả mà một nước “xã hội chủ nghĩa anh em” phải gánh chịu đòn trừng phạt của Tầu cộng, chỉ vì đã dứt khoát chọn Moscow mà không chọn Bắc Kinh làm minh chủ của mình.

Trong hiện tại, nếu ngả hẳn theo Mỹ, Tầu cộng nổi giận kiếm cớ dùng sức mạnh tấn công Việt Nam, liệu Mỹ có dám làm khác Liên Xô trước đây hay chỉ đứng nhìn, quá lắm chỉ tố cáo, lên án, đòi Tầu cộng phải chấm dứt hành động xâm lăng Việt Nam? Nếu so sánh mối quan hệ gắn bó giữa Việt cộng và Liên Xô trước đây trong chiến lược quốc tế cũ (Chiến tranh ý thức hệ tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa), với mối quan hệ lỏng lẻo giữa Việt cộng và Hoa Kỳ trong chiến lược quốc tế mới hiện nay (Toàn cầu hóa chính trị (dân chủ hóa) và kinh tế (thị trường tự do hóa), chúng ta có thể tìm được câu trả lời thực tế.

Đó là chưa kể mối hiểm nguy nếu ngả hắn theo Mỹ, đến lúc Mỹ và Tầu cộng thỏa hiệp được với nhau về quyền lợi ăn chia trong vùng, Việt cộng sẽ bị Mỹ bán đứng như Việt quốc từng bị Mỹ bỏ rơi năm 1975 khi thành đạt mục tiêu chiến lược của mình (Bắt tay được với Tầu cộng sau Thông cáo chung Thượng Hải 1972,khiến người ta không khỏi liên tưởng tới cuộc họp tay đôi giữa Tổng Thống Obama và Chủ tịch nước Tầu Tập Cận Bình trong hai ngày 7 và 8 tháng 6 tại khu nghỉ dưỡng Sunnylands phía nam tiểu bang California. Sau cuộc họp này Tổng Thống Obam thì cho hay là Mỹkhông có ý định kiềm chế hay bao vây Trung Quốc, cáo buộc mà Bắc kinh thường viện dẫn để suy diễn mục đích của chiến lược “Xoay Trục Châu Á” của Washington. Trong khi đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình, tuyên bố, ông muốn làm mới mối quan hệ Mỹ- Trung sau thời gian mối quan hệ này trở nên căng thẳng. Ông nói “Thái Bình Dương đủ rộng lớn cho cả Mỹ và Trung Quốc”. Vậy nếu, ngả hẳn theo Mỹ, một khi Mỹ -Tầu đã thỏa thuận được quyền lợi ăn chi trong vùng Biển Đông, số phận Việt cộng sẽ ra sao ?)
Vì trước sau gì, Mỹ chỉ xử dụng Việt quốc cũng như Việt cộng là công cụ chiến lược một thời trong vùng. Một khi đã thành đạt mục tiêu chiến lược (lợi ích quốc gia Hoa Kỳ chẳng hạn ) công cụ không còn thích dụng phải bị phế bỏ.

3.- “Hạ sách”: là sách mà đảng và nhà cầm quyền trong chế độ độc tài đảng trị hiện nay tại Việt Nam đã chọn và đang thực hiện. Điển hình gần nhất và rõ nét nhất là chuyến đi Tầu trước, đến Mỹ sau, chỉ trong vòng hơn một tháng. Vì chống lại Tầu thì không đủ sức, ngả hẳn theo Mỹ cũng không xong, vậy chỉ còn “hạ sách” đi giây giữa hai anh khổng lồ Mỹ -Tầu có chung bản chất “tham và lợi” (hay còn gọi là “siêu thực dân”). Bằng cách mở toang cửa trước cho cả hai vào khai thác “lợi ích quốc gia” hay “lợi ich quốc tế” (khoảng sản và quặng mỏ, tài nguyên thiên nhiên dưới lòng biển, trên và dưới mặt đất và các lợi ich khác). Với hạ sách này, Việt cộng hy vọng Tầu-Mỹ đều có lợi, sẽ cùng hổ trợ cho vị thế độc tôn, độc quyền thống trị và các ưu quyền đặc lợi của đảng CSVN sẽ được tồn tại kéo dài thêm thời gian. Còn lợi ích của nhân dân. đất nước và tiền đồ dân tộc thì sao? Thực thế, từ quá khứ đến hiện tại đã có câu trả lời :đó không phải là mối quan tâm của “Đảng Ta”.

Vậy thì, kết quả chuyến đi Mỹ vào ngày 25 – 7 tới đây là gì?

Chúng ta có thể suy đoán từ kết quả chuyến đi Tầu hơn một tháng trước qua Bản Thông Cáo chung Việt- Trung. Nghĩa là kết thúc chuyến đi Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng sẽ là một Bản Thông Cáo Chung Việt – Mỹ. Nội dung cũng sẽ có một số nhận định, lập trường và quan điểm đôi bên đồng thuận hay còn khác biệt về ba lãnh vực đã được công bố và được nhiều người nhắc tới về Thương mại mậu dịch, về an ninh quốc phòng và nhân quyền (không đề cập trong Thông cáo chung Việt –Trung vì cùng chủng loại độc tài toàn trị nhân quyền, dân quyền bị bác đoạt hay hạn chế) .

Về thương mại mậu dịch cũng như an ninh quốc phòng chắc chắn trong thông cáo chung Việt – Mỹ sẽ nói lên sự đồng thuận như đã được thể hiện trong những năm qua và tiếp tục đẩy mạnh , tăng cường các hoạt động hợp tác, phát triển trong những năm tới. Để thể hiện sự đồng thuận này, một số hiệp ước song phương có thể sẽ được ký kết về quân sự, an ninh, quốc phòng (ở mức độkhông làm mích lòng Tầu cộng), về trao đổi thương mại, mậu dịch, đầu tư, khai tác tài nguyên trên biển và các lãnh vực khác trên các lãnh vực tương tự như các hiệp ước hợp tác đã ký với Tầu cộng, coi như thành quả cụ thể của chuyến đi Mỹ, để thăng bằng thế “Đi giây giữa Mỹ và Tầu cộng”.

Riêng vấn đề nhậy cảm là vụ tranh chấp Biển Đông, Thông cáo chung chắc chắn sẽ không đề cập đến hành động xâm lăng trắng trợn của Tầu cộng đối với các hải đảo và lãnh thổ Việt Nam như trong thông cáo chung Việt cộng – Tầu cộng đã lờ đi; song có thể đưa ra quan điểm chung chung là vấn đề tranh chấp Biển Đông các bên cần tự chế, tránh xung đột quân sự, cần giải quyết hoà bình theo luật pháp quốc tế và thúc đẩy các bên sớm hoàn thành bộ nguyên tắc ứng xử Biển Đông mà khối các nước ASEAN đang nỗ lực hướng tới, Tầu cộng thì cố sức diên trì.

Còn vấn đề nhân quyền, Thông cáo chung Việt – Mỹ chắc chắn sẽ ghi nhận sự khác biệt quan điểm và phàn nàn theo ngôn ngữ ngoại giao về những hành động vi pham nhân quyền của nhà cầm quyền Việt cộng. Thế nhưng sự thể này chỉ có tính chiếu lệ, vì mặc dù có đòi hỏi quyết liệt của giới dân cử và công luận các giới tại Hoa Kỳ, song không ảnh hưởng gì trên thực tế đối với các nỗ lực hợp tác ngày càng phát triển giữa Hoa Kỳ và Việt cộng trên các lãnh vực đầu tư thương mại mậu dịch, an ninh, quốc phòng. Chính vì vậy mà các nhóm vận động nhân quyền cho Việt Nam ở Mỹ đã từng chỉ trích Tổng Thống Obama đã chìa tay hợp tác với Hà Nội cho dù chưa được bằng chứng cải thiện về nhân quyền và tự do tôn giáo.

Vì thực ra vấn đề nhân quyền bao lâu nay chính phủ Hoa Kỳ chỉ xử dụng như một chiêu bài để có chính nghĩa can thiệp vào nội tình các nước mà Hoa Kỳ có lợi ích, để thuyết phục, lối kéo sự ủng hộ của nhân dân, quốc hội Hoa Kỳ và công luận quốc tế. Đồng thời chỉ dùng nhân quyền như một vũ khí tấn công các chính quyền độc tài nói chung, độc tài toàn trị Việt cộng nói riêng, tạo áp lực để thành đạt lợi ích nào đó.

Chính vì vậy mà Việt cộng mới giám ngang nhiên thách thực công luận qua các hành đồng gia tăng đàn áp nhân dân, bắt bớ, giam cầm các nhà đấu tranh cho dân chủ trong nước, bất chấp sự tô cáo, kết án của Hoa Kỳ và công luận quốc tế, như mọi người đã thấy. Dường như Việt cộng đã cố tình làm điều này để có giá mà cả trao đổi với Hoa Kỳ khi “ bắt là có tội bị kết án”, rồi “thả ra là có công được khen là có tiến bộ”.Việc hoãn xử Ls. Lê Quốc Quân tạo thuận lợi cho chuyến đi Mỹ của Ông TrươngTấn Sang phải chăng cũng nằm trong ý đồ này của Việt cộng?

III/- KẾT LUẬN:
Nếu sau Hiệp định Geneve ngày 20-7-1954 chia đôi đất nước do ngoại bang sắp xếp để đưa Việt nam vào cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc- Cộng (1954-1975), Việt cộng ở Miền Bắc không hiếu chiến mở cuộc chiến tranh xâm chiếm Miền Nam, mà khôn ngoan hơn là nhận chi viện từ các nước trong phe xã hội chủ nghĩa để thực hiện mô hình chính trị theo đúng lý tưởng “Xã hội chủ nghĩa” (xây dựng một xã hội không còn cảnh người bóc lột người, còn giai cấp nhưng mọi người lao động theo năng lực và hưởng theo công sức….)

Nếu sau Hiệp định Ba Lê ngày 27-1-1973 cũng do ngoại bang đạo diễn để chấm dứt cuộc chiến tranh “nồi da sáo thịt”, Việt cộng nhận ngay ra được rằng đây không phải là thắng lời của phe này(Việt cộng) với phe kia (Việt quốc), mà chỉ là do nhu cầu thay đổi thế chiến lược quốc tế mới của Hoa Kỳ nói riêng và các cực cường nói chung, để thực hiện ngay một chính sách đại đoàn kết dân tộc, thống nhất được toàn lực quốc gia, tập trung nhân lực, tài lực, trí tuệ vào công cuộc xây dựng và phát triển toàn diện đất nước đến phú cường. tạo thế và lực đủ sức đương đầu và đánh tan cuồng vọng xâm lăng lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc bất cứ từ đâu tới.
Nếu sau khi thống nhất đất nước, thay vì đua nhau làm giầu bất chính (tham nhũng, đục khoét công quỹ…) để vinh thân phì gia, các cán bộ đảng viên cộng sản lớn bé biết tiên liệu, nghỉ ngay đến và thực hiện phương cách đối phó hữu hiệu với tham vọng xâm lăng của Tầu cộng.Phương cách đó là, về quốc phòng, Việt cộng biết tập trung trí tuệ, tài lực làm được công việc mà Ấn Độ và Pakistan đã làm, hay Bắc Triều Tiên đang làm, để trở thành một nước có vũ khí hạt nhân, không phải để tấn công mà để tự vệ. Vì một khi Việt Nam có vũ khí hạt nhân, Tầu cộng sẽ không còn giám ỷ mạnh hiếp yếu, hung hăng như hôm nay, phải từ bỏ ý đồ dùng sức mạnh lấn chiếm bờ cõi đất liền và hải đảo của Việt Nam.
Nếu cả ba cái nếu trên Việt cộng thực hiện được, thì nằm 1974 Tầu cộng đã không giám tấn công lấn chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, năm 1979 đã không giám xua quân lấn chiếm một phần lãnh thổ giáp ranh phía Bắc và năm 1984 -1989 Tầu cộng đã không giám tấn công lấn chiếm thêm các hải đảo thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Và do đó hàng ngàn quân dân Việt Nam trên cả hai miền đất nước đã không phải anh dũng hy sinh đền nợ nước trong các cuộc chiến vệ quốc này.

Nhất là giờ đây, chúng ta đã có thừa thế lực thực hiện một “thượng sách” trước họa xâm lăng của Tầu cộng, thay vì phải thực hiện “ hạ sách” như Việt cộng đã và đang tiến hành, chỉ có lợi cho tập đoàn thống trị độc tôn, độc quyền là đảng Cộng sản Việt Nam, hoàn toàn bất lợi cho nhân dân, tiền đồ dân tộc, đất nước và Tổ Quốc Việt Nam.

Việt cộng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhân dân và lịch sử Việt Nam về mọi hậu quả gây ra cho dân tộc và đất nước./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét