Ngày 8/10/2013.
Bà Nguyễn Thị Lan, vợ ông Ngô Hào, vừa điện thoại cho tôi biết. Trong những ngày qua, công an Phú Yên mời bà lên làm việc, họ hỏi vì sao viết đơn kêu cứu cho chồng? tại sao trả lời phỏng vấn về việc ông Ngô Hào bị bắt giử?
Bà Lan đang bị bệnh ung thư thời kỳ thứ ba, hai con trai đi học và đi làm xa nhà, sức khỏe của bà rất kém. Khi bà từ chối đến công an làm việc thì công an đã đến nhà bà buộc bà phải trả lời các câu hỏi khi mà bà nói chuyện rất khó khăn. Ngay khi nói chuyện với tôi, bà Lan cho biết công an đã vào trong nhà của bà.
Theo bộ Luật tố tụng hình sự, khi thẩm vấn một bị cáo, bị can, người tình nghi..., điều tra viên phải đảm bảo sức khỏe người đó đủ điều kiện tham dự buổi thẩm vấn. Tôi nhớ khi tôi bị bắt vào năm 2006, trước các buổi thẩm vấn, điều tra viên điều hỏi về sức khỏe của tôi, một lần do bị giam vào phòng không có dưỡng khí, tôi bị chóng mặt không thể trả lời các câu hỏi. Điều tra viên đã yêu cầu tôi trở về buồng giam cho đến khi tôi hết bệnh. Một người bị bắt còn không buộc bị thẩm vấn trong hoàn cảnh bệnh tật thì huống chi bà Lan không phải là một bị can, bị cáo hay người có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ với vụ án của chồng mình mà bị đối xử tàn nhẩn như vậy.
Tháng 9/2013, tòa án sơ thẩm thành phố Tuy Hòa đã kết án ông Ngô Hào 15 năm tù giam, 5 năm quản chế về tội danh "âm mưu lật đổ chính quyền". Tòa án đã thông báo đến gia đình, ông Ngô Hào đã có đơn kháng án. Gia đình đang tìm luật sư để biện hộ cho ông Ngô Hào trong phiên tòa phúc thẩm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét