Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

CÁI CŨI

 Việt Nhân
                    

 Dù có muốn tạo cho cái cũi dáng hình gì đi chăng nữa, hình hộp vuông, ngũ giác, lục giác... thậm chí nóc có mái như cái chuồng thì cái cũi vẫn luôn là gồm hai phần nóc và đáy, chung quanh là những chấn song. Cái cũi là dụng cụ dùng để nhốt người, thú, những vật sống cần cầm giữ để nó không thể sổng, và chỉ với mục đích an toàn cho chính nó hay cho vật khác mới cần cũi, miền quê ta không ai lạ gì những cái cũi này để cũi heo, cũi chó...

Lần đầu tiên trong đời mỗ tôi, được nhìn thấy ảnh cái lăng Hồ lại nghĩ ngay đến cái cũi, cũng đáy, cũng nóc, và chung quanh cũng là những chấn song, chuyện liên tưởng này thật ra tự nhiên thôi, với mỗ tôi những cái cột đều đặn chung quanh đã gợi nên thế. Trong chúng ta hình ảnh cái cũi quen mắt và chắc không cho là quá đáng khi mỗ tôi nói cái lăng Hồ và cái cũi trông giống nhau, ấy thế mà nay lại có một cái nhìn khác lạ, lại nói nó giống cái toilet công cộng thời Hy Lạp La Mã. Mỗ tôi muốn vào google kiếm coi cái chuồng xí thời cổ La Mã nó ra làm sao, và xem mình có bị khập khiễng không khi nói lăng boác nó giống cái cũi, nhưng nghĩ lại mất thì giờ quá, vả cái cầu tũm dân quê mình có giống đâu, mà ai cũng gọi nó là lăng boác đấy thôi.


Nói phiếm mà chơi, cái nhìn của mỗ tôi là qua hình dáng bên ngoài mà nói, còn dân miền Tây quê mình vì xa xôi lại quá thần tượng boác, mà ước ao được thăm đều đặn hằng ngày, chứ để chất chứa nỗi nhớ trong bụng nhiều ngày e thúi ruột mà chết thôi. Thế là từ câu ca con ở miền nam hằng ngày siêng thăm lăng bác, mà cái cầu tũm được xem là nơi chốn người miền Nam mộc mạc gởi tỏ tâm sự cùng boác - Nay anh chàng người Tầu phương bắc lại phong phú hơn đem so sánh với cả một công trình cổ hàng ngàn năm bên La Mã. Đôi lúc ý tưởng tầm phào tào lao cũng đụng nhau như thường, đâu cần phải là tư tưởng lớn mới bonjour nhau đâu, và vụ cái lăng Hồ đã bị Tầu chê là kiến trúc quá xấu (ugliest building), dân ta cũng biết từ lâu rồi.

Có chăng hôm nay ồn ào vì có người moi ra được từ China.org.cn, cổng thông tin điện tử chính thức của đồng chấy răng môi, đã chê xấu lại còn chua thêm lời so sánh nó giống cái toilet công cộng thời Hy Lạp-La Mã! Tính từ lúc post lên đến nay tính là cả hơn năm rồi, vậy ra dân coi cứ coi mà không nghe ông nhà nước xã nghĩa í ới tiếng nào, tuồng như các ông không tỏ, nếu thật vậy thì mấy chiến sĩ côn an mạng, nuôi chi cho tốn cơm đuổi việc là vừa, chuyện to như con bò chứ đâu nhỏ như con thỏ đâu. Hay vụ này chúng biết nhưng chúng im vì sợ quan thầy chăng, xét những gì đăng trên mạng lề trái của dân, chúng moi ra không thiếu một chữ, thì khó có thể nói rằng chuyện này chúng không thấy?
Nó độc ở chổ là nơi boác nằm, lớn bé đi ra, đi vào xì sụp lạy mà lại gọi là cái toilet, người hê lên chuyện này là Hoàng Thanh Trúc, bài đăng trên DLB, theo ý mỗ tôi cái bực vì bị nhục chắc chắn không có ở nơi tác giả rồi. Mà tác giả cũng như mọi người có ý qua vụ này chờ xem bộ cá tra có phản ứng gì không, có dám mở miệng hay không, vì ai cũng nghĩ trong quan hệ ngoại giao trên thế giới, chưa hề thấy trường hợp nào phát biểu, nhận xét, xúc phạm nặng nề như thế cả.  Bà con dân mạng lôi chuyện này ra, không ít người nghĩ hy vọng sẽ nghe được đôi tiếng xì xào từ phía bộ cá tra, riêng mỗ tôi không tí ti tin rằng chúng có được cái dũng đó, ngược lại để tỏ tình đồng chấy láng giềng tốt, mà xúm lại bụm miệng lẫn nhau để dĩ hòa vi quý.

Một thực tế khó chối cải là hình tượng HCM là tấm bình phong của An Nam cộng sản đảng cùng chế độ, và cái chế độ xã nghĩa hôm nay tồn tại, cũng bởi những hào quang giả tạo được dựng lên chung quanh họ Hồ, nhưng một thực tế khác ai cũng biết cái đảng lẫn cái chế độ, được sinh ra và sống còn là từ tay giặc Tầu phương Bắc. Hai thứ đó nó quyện vào nhau! Hồ được tôn vinh là cha già dân tộc, là lãnh tụ vĩ đại, tư tưởng Hồ là con đường đúng đắn soi đường cho đảng, thậm chí ngày nay Hồ còn được đưa vào đình chùa miếu mạo, đặt ngang hàng cùng Chúa Phật để người dân thờ cúng tôn kính. Những chuyện ướp xác, chuyện xây lăng, đám đi sau Hồ làm, chúng làm không vì Hồ, chúng rành Hồ quá, không một mảy may gì chúng quí trọng Hồ, chúng ướp xác, chúng xây lăng Hồ chỉ để kéo dài sự sống còn của chính chúng thế thôi.

Ta vẫn dùng câu ‘ăn mày xác chết’ là đây, nhưng xác ướp Hồ nay mười người hết chín ai cũng rõ xác thật đã bị hoại hủy theo thời gian, cái hiện nay chỉ là bằng sáp, nhưng chúng vẫn giữ làm tiêu tốn tiền thuế của nhân dân không ít. Còn đối với Tầu cộng, chuyện những tay quái thai tư bản đỏ khoác áo cộng sản hôm nay, chúng chẳng bao giờ vì nước vì dân cả, thời gian qua chuyện chúng từng bước lùi trước sự xâm lăng của giặc phương bắc, là một điều khó chối chúng là quân hèn, chưa muốn nói là theo giặc cầu vinh. Vậy chuyện Tầu ví cái lăng Ba Đình như cái chuồng xí công cộng, mà làm được chúng tạc dzăng nổi giận sao? Khó lắm, khó như tìm lời thật nơi cửa miệng một tay cộng sản.

Chuyện hôm nay coi như chuyện vui về tình thầy trò 4 tốt, nhưng có điều gây cho ta phải chú ý là phía Tầu cộng đã có quá nhiều đòn tung ra nhắm vào tử huyệt của bọn An Nam cộng đảng, từ những tiết lộ về vai trò chỉ đạo của Tầu cộng trong suốt hai cuộc chiến từ năm 50 đến 75. Đến chuyện Hồ Tập Chương khiến chúng lúng túng như gà mắc tóc, thì nay chuyện chế nhạo về cái lăng Hồ, tất cả không phải là sự vô tình. Và trong câu chuyện ví lăng Hồ như chuồng xí công cộng, trong một nước cộng sản như Tầu cộng, không thể nói đó là chuyện ý kiến cá nhân riêng lẻ, như lời giải thích vừa rồi chuyện một cửa tiệm ăn nhanh ‘Snacks Bắc Kinh’, gần khu vực Tử Cấm Thành, với tấm thông báo không tiếp đón người Nhật, Philippines, Việt Nam và CHÓ.

Vả chuyện này chúng đã chế nhạo từ năm rồi, chứ đâu phải mới hôm qua, hôm kia, nhưng bọn An Nam cộng đảng nào có lên tiếng, vậy chắc chắn rồi cũng sẽ cho trôi tiếp vào im lặng, để chứng tỏ cái khôn khéo của ông nhà nước xã nghĩa trong ngoại giao... Ấy, đối với giặc phương bắc thì như thế, vậy chứ với người dân mình gọi cái cầu tũm là lăng boác, chúng nghe được có mà đi cải tạo mút chỉ cà tha thôi, còn mỗ tôi gọi đó là cái cũi, chúng túm được sẽ trở lại vào trại ăn sắn lát thêm chục năm là ít.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét