Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Hồ chí Minh qua Hình Ảnh

Bút Sử


Một số hình ảnh của báo giới ngoại quốc về Hồ Chí Minh (HCM)
     
               hcm eye_lenin face_2
                   hcm eye_lenin face_2

Vietnam Magazine. Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng của Lenin – đôi mắt Hồ trên gương mặt Lenin. Nhà báo đặt câu hỏi: Có phải Hồ Chí Minh đơn giản là một người quốc gia nhưng dùng chủ nghĩa cộng sản như là một vũ khí thuận tiện? Hay ông ta đã liên tục cam kết thệ nguyện với chủ nghĩa Maxism-Leninism rất sâu đậm?



         hcm-leclerc-sainteny-copy
                         hcm-leclerc-sainteny-copy
 Tướng Leclerc họp mặt với Hồ Chí Minh và đại diện nước Pháp Jean Sainteny, tại Hà Nội  ngày 15/3/1946.

                    16_31

Đây là buổi họp mặt nâng ly chúc mừng sau khi hai bên Pháp và HCM ký Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946.

Trong các phim tài liệu, 24/3/ 1946, thống đốc Đông Dương Thierry d’Argenlieu yêu cầu họp mặt với HCM trong tàu Emile Bertin sau vụ Hồ ký với đại diện nước Pháp Jean Sainteny Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946. Phe ký hiệp ước thuộc thành phần Đảng Xã Hội và Đảng Cộng Sản đang lãnh đạo nước Pháp trong chính phủ lâm thời. D’Argenlieu (phe cộng hòa) quyết liệt chống đối vì trong hiệp ước đó có phần “thống nhất 3 kỳ” nghĩa là phe cộng sản muốn nhuộm đỏ cả Việt Nam và sau đó Đông Dương. Thái độ của HCM lúc này tỏ ra lo sợ, Hồ đoán biết tương lai không xa (6/1946) bên Pháp bầu cử quốc hội và phe cộng hòa trên đà thắng thế.

                  hcm in france 1946 by william duiker
            hcm in france 1946 by william duiker


Hình giữa: Trên đường đến nước Pháp dự hội nghị Fontainebleau, HCM được giữ lại một thời gian ngắn tại vùng nghỉ mát thuộc Biarritz để chờ kết quả cuộc bầu cử nước Pháp và tin tức về chính phủ mới tại Paris. Đoàn tùy tùng  với HCM đi tản bộ trên bờ biển.

Hình dưới: Vào đầu tháng 6 1946, đại diện Pháp Jean Sainteny hộ tống HCM từ Biarritz đến Paris để dự hội nghị về hòa bình tại Fontainebleau. Tại đây Hồ và Sainteny chờ máy bay tới tại phi trường Paris. Sainteny, trong hồi ký của ông, đã ghi nhận HCM tỏ ra rất lo sợ một cách khủng khiếp về vấn đề hội nghị này.

HCM lo sợ là vì ông ta đoán biết Đảng Cộng Sản và Xã Hội không còn ưu thế trên chính trường. Vậy thì cơ hội đã không còn nữa để thực hiện Hiệp Ước Sơ Bộ do phe cánh cộng sản và Hồ làm ra để nhuộm đỏ nước Việt Nam.

                    photo (16)

 Vietnam A Complete Photographic History, Michael Maclear and Hal Buell, 2003. Sau khi được Jean Sainteny hộ tống tới Paris, HCM được phái đoàn phe thiên tả ra đón rước. Bên cạnh Hồ là ông Marius Moutet (tóc trắng) thuộc Đảng Xã Hội thân cộng, người bạn gắn liền với HCM trong gian đoạn 4 tháng bên Pháp.


                        photo (17)


Vietnam A Complete Photographic History. HCM ký vào sổ lưu niệm (guest book) chung với các quan khách thăm viếng Tòa Thị Chánh Paris, ngày 4/7/1946.

                  photo (3)

4/1946. Hồ Chí Minh phát biểu với tư cách chủ tịch của phong trào độc lập mới do cộng sản thống trị được biết với tên Việt Minh, trước khi bắt đầu cuộc chiến 8 năm với Pháp, những người Pháp này đã không muốn trả lại độc lập cho các nước thuộc địa của họ.



Cũng trong ngày 4/7/1946, HCM đọc phát biểu trước các nhân vật trong chính phủ Pháp, lúc này do Thủ Tướng Georges Bidault lãnh đạo thuộc nhóm Popular Republic Movement vừa lấy lại quyền quốc hội từ phe Đảng Xã Hội và Đảng Cộng Sản Pháp qua cuộc bầu cử ngày 2/6/1946. Chính phủ này đã không chấp nhận Hiệp Ước Sơ bộ ký ngày 6/3/1946 giữa Hồ Chí Minh và chính phủ Felix Goin (Xã Hội) và Maurice Thorez (Cộng Sản) mà Hồ đang vận động hợp thức hóa. Ngược lại, Pháp tái chiếm Đông Dương làm ra cuộc chiến chống làn sóng đỏ kéo dài 8 năm.

             IMG_0002
Jean Sainteny. Hồ Chí Minh và Jean Sainteny sau buổi họp với Georges Bidault vào 7/ 1946.

 Ba năm sau khi HCM chết, Sainteny cho ra cuốn hồi ký Hồ Chí Minh và Việt Nam của Ông Ta. Không riêng Sainteny, chuyện người ta hay nhắc đi nhắc lại vẫn là 4 tháng Hồ ở bên Pháp vận động Hiệp  Ước Sơ Bộ, cũng như báo giới đã chụp nhiều hình ảnh trong giai đoạn này. Hình trên tác giả Sainteny ghi xảy ra vào 7/1946, cũng có thể cùng ngày 4/7/1946 trong sách về hình ảnh của Michael Maclear, giai đoạn Hồ giáp mặt với các thành phần trong chính phủ mới (đảng Movement Republic Popular, thủ tướng Georges Bidault)

              photo (15)

 Từ một mệnh lệnh trụ cột bí mật, Hồ Chí Minh phóng ra cuộc chiến đầy thống khổ. Bên cạnh Hồ là hình ảnh của Nikolai Lenin và Josef Stalin, những ông thầy của Hồ.

Trên là lời ghi của Jean Sainteny, một đảng viên Đảng Xã Hội Pháp, cũng là người có những liên lạc qua lại với HCM trong những năm 1945, 1946, 1954, và ngay cả 1969 khi Hồ qua đời. Sainteny đã ghi nhận chính HCM làm ra cuộc chiến tranh đầy thống khổ. Giai đoạn HCM qua Pháp 6-9/1946, Sainteny là người được nhận trách vụ sát cánh hộ tống Hồ. Vào giữa tháng 9/1946, chính phủ Pháp (thủ tướng Bidault) đã tuyên chiến với HCM, tái chiếm Đông Dương vì HCM nhất quyết theo đường lối do quốc tế cộng sản chỉ đạo.

Bút Sử

Sources: Vietnam A Complete Photographic History, Michael Maclear and Hal Buell, 2003; Ho Chi Minh and His Vietnam, Jean Sainteny, 1972; Vietnam Magazine, 2006; Ho Chi Minh A Biography, Pierre Brocheux, 2007.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét