Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

CA NHẠC VIỆT NAM THỜI TIỀN CHIẾN VÀ THỜI HIỆN ĐẠI


Võ Hưng Thanh


                              

Tuy nhiên, quả thật trước kia thành phần gọi là sến, dù có sến tới bến chăng nữa cũng không thể bằng nổi với nhạc lai căng, thậm sến của hàng hà sa số những cái được gọi là bản nhạc ngày nay. Đó là kết quả lai tạo giữa nhạc sến Mỹ và nhạc sến Việt hay còn gọi là nhạc ráp, hoàn toàn nhám nhúa và hoàn toàn phi nghệ thuật, phản nghệ thuật.


Thời tiền chiến được hiểu là thời chưa có chiến tranh tàn khốc và kéo dài xảy ra. Đó là thời kỳ trước cách mạng tháng 8 năm 1945. Nhạc tiền chiến được hình thành và phát triển trong thời kỳ nước ta còn thuộc Pháp. Tuy vậy phải công nhận thời Pháp thuộc giới trí thức Tây học được đào tạo khá tự do và bài bản trong môi trường khoa học và học thuật nên chất trí thức, văn hóa của họ khá bảo đảm. Cũng chính trên cơ sở đó mà văn học nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng đều rất phát triển. Nền âm nhạc hay ca nhạc đó về sau được gọi là nhạc tiền chiến. Từ Hoàng Quý cho đến Nguyễn Văn Tý, Lê Thương v.v… đều thuộc về lực lượng những nhạc sĩ gạo cội của thời kỳ vàng son này.


Sau cách mạng tháng 8, những người trí thức cũ đi theo kháng chiến chỉ bị thu hút vào dòng ca nhạc cách mạng hay nhạc đỏ là chủ yếu. Thời kỳ này của nhạc đỏ kéo dài từ đó cho mãi đến ngày 30/4/75.
Riêng tại miền Nam VN cũ, tức thời VNCH, nhạc tiền chiến vẫn được tồn tục, nuôi dưỡng và phát triển, cùng với rất nhiều tài năng rất xuất sắc trong đó có Nguyễn Hiền, Lưu Trọng Nguyễn, Hoàng Nguyên v.v… kéo dài từ sau 1945 cho đến 30/4/75 cả trong nước nói chung kể cả sau đó một phần ở hài ngoại, cũng được gọi chung trong khái niệm nhạc tiền chiến, hay nhạc vàng, hay cũng có thể mệnh danh được là nền tân nhạc truyền thống bao trùm nhất của VN.

Đặc điểm của dòng nhạc truyền thống này nói chung đều mang dáng dấp rất trí thức và hoàn toàn nghệ thuật. Đây chính là giá trị hay tài sản âm nhạc cao nhất mà các nhạc sĩ liên quan đã mang lại cho cả dân tộc và đất nước, có thể nói được là bất tử. Bởi vì nghệ thuật âm nhạc ở đây rất sâu lắng, đạt tới đỉnh cao về phong cách, đặc biệt ca từ luôn luôn đậm nét trí thức nhất là đậm chất thơ. Tính chất bất hủ của những sáng tác âm nhạc đặc sắc trong thời kỳ hay giai đoạn này nói chung là như vậy. Thơ nhạc giao hòa, đó là nét đặc trưng quý giá và nổi bật nhất cùa dòng nhạc tiền chiến trữ tình hay cũng được lạm danh là nhạc vàng. Vàng có nghĩa hoàn toàn không đỏ. Nhưng vàng cũng có thể hiểu được là vàng son, là quý báu của mặt trí tuệ và nghệ thuật trong truyền thống di sản âm nhạc đất nước.

Thế nhưng ngoài luồng nhạc chính thống đó, có thời gian cũng lẫn lộn không ít một số các tác phẩm âm nhạc hời hợt, rẻ tiền, thấp kém, phản trí thức, được gọi chung là nhạc sến. Đó là thời kỳ nhạc sến nở rộ ở miền Nam VN trước kia trong thời kỳ cuối cùng của nó, những năm tháng gần kề với biến cố lịch sử 1975.

Tuy nhiên, quả thật trước kia thành phần gọi là sến, dù có sến tới bến chăng nữa cũng không thể bằng nổi với nhạc lai căng, thậm sến của hàng hà sa số những cái được gọi là bản nhạc ngày nay. Đó là kết quả lai tạo giữa nhạc sến Mỹ và nhạc sến Việt hay còn gọi là nhạc ráp, hoàn toàn nhám nhúa và hoàn toàn phi nghệ thuật, phản nghệ thuật.

Nói chung lại, đã là tác phẩm nghệ thuật luôn bắt buộc phải có giá trị trí thức và giá trị nghệ thuật. Những cái gì không phải như thế thì không thể gọi là tác phẩm nghệ thuật, không thể gọi là âm nhạc mà chỉ là các sản phẩm nhất thời hay cặn bả của một xã hội đang khủng hoảng. Không có giá trị thì không vượt thời gian, không thể tồn tại lâu dài mà chỉ thoáng qua một cách phi lý và tạm bợ. Đấy nhạc sến hiện tại của VN chính là như thế. Nó thể hiện một thế hệ trẻ kém trí thức, kém văn hóa, không có bất kỳ trình độ thưởng ngoạn nghệ thuật nói chung nào hay nghệ thuật âm nhạc nỏi riêng. Cả nhạc điệu và ca từ không bao giờ là tiết tấu, âm nhạc đúng nghĩa mà chỉ là những tiếng động hổn tạp, nhất là ca từ đầy tính thất học, dốt nát chính là vậy đó. Cho nên nếu âm nhạc biểu hiện tâm hồn hay cái thần của xã hội và con người một cách quan trọng như thời cổ người ta đã biết đến (giống Khổng tử đã từng luận về âm nhạc), thì ca nhạc VN hiện thời đúng là phản ảnh một tình trạng xã hội đầy tính hổ lốn và tính phi văn hóa trong sinh hoạt hay hoạt động nghệ thuật. Đây không phải là điều đáng buồn mà còn là điều đáng báo động cho tiền đồ phát triển của toàn thể một xã hội hay đất nước nói chung

1 nhận xét: